GDCMN là gì?

1. Bối cảnh:
“Giáo dục cho Mọi người” là phong trào toàn cầu của tất cả các quốc gia và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế nhằm ủng hộ và cổ động cho giáo dục cơ bản.
Phong trào “Giáo dục cho Mọi người”đã ra đời trong bối cảnh đáng báo động của những năm 1990 khi 103 triệu trẻ em toàn cầu không được đến trường, trong đó phải kể đến một số lượng lớn trẻ em
Châu Phi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em phải lao động sớm, mồ côi, khuyết tật. Đến năm 2006, vẫn còn 75 triệu trẻ em chưa được đến trường, 50% là trẻ em Châu Phi. Trong số trẻ em thất học có đến 60% là trẻ em gái ở các nước Ả rập và Tây, Nam Á. Đi học muộn hơn độ tuổi chiếm đến 60% trẻ vùng cận Sahara, Châu Phi. Việc tiếp cận giáo dục chất lượng hầu như thiếu vắng ở nhiều quốc gia. Thế giới thiếu đến 18 triệu giáo viên tiểu học để đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học, trong đó riêng vùng cận Saharan Châu Phi cần đến 4 triệu giáo viên.
2. Mục tiêu chung:
Tại Diễn đàn Hội nghị Dakar, Xênêgan (Tháng 4 năm 2000), 150 quốc gia đã ký cam kết ủng hộ cho “Giáo dục cho mọi người” với 6 nhóm mục tiêu cụ thể như sau:
– Mở rộng chăm sóc và giáo dục Mầm Non
– Bảo đảm giáo dục tiểu học chất lượng cho mọi người.
– Bình đẳng giới trong giáo dục ở tất cả các cấp học.
– Tiếp cận với giáo dục cấp Trung học cơ sở.
– Giáo dục phù hợp cho thanh thiếu niên ngoài học đường và người lớn có nhu cầu học tập.
– Ghi nhận và giám sát kết quả học tập ở tất cả các cấp học.
3. Tại Việt Nam
Việt Nam là một thành viên tích cực của phong trào “Giáo dục cho Mọi người” từ những năm 1990 khi tham gia Diễn đàn Hội nghị Jomtien tại Thái Lan. Việt Nam đã thành lập Ủy Ban “Giáo dục cho Mọi người” vào tháng 10 năm 1992 để tổ chức và điều hành Hội nghị “Giáo dục cho Mọi người” trong nước. Sau đó Ủy ban đã thống nhất mục tiêu quốc gia về “Giáo dục cho Mọi người”. Kế họach Thực hiện Giáo Dục cho Mọi người giai đoạn 2003-2015 đã ra đời tiếp theo vào năm 2000 do Bộ Giáo dục soạn thảo cùng với sự hỗ trợ của Nhóm Tư vấn, chính phủ và các nhà tài trợ.

Bình luận về bài viết này